SÚNG VẶN BU LÔNG

Giới thiệu về máy vặn bu lông

Máy vặn bu lông được thiết kế để tạo ra lực vặn lớn từ chuyển động tối thiểu của người sử dụng. Đầu tiên, máy dự trữ năng lượng ở chuyển động quay của vật nặng, rồi ngay lập tức truyền ra trục ngoài. Máy thường sử dụng khí nén (được tạo nên nhờ cơ chế kết hợp giữa điện và thủy lực) làm nguồn năng lượng chính. Hệ thống truyền lực của máy dựa trên cơ chế búa-đe. Lực từ khí nén khiến búa quay, đập mạnh vào đe trước khi tiếp tục chuyển động. Nhờ tính hiệu quả và dễ dàng sử dụng, máy vặn bu lông đang dần trở nên thịnh hành trên thị trường hiện nay.

 

Torque – Lực vặn tối đa

Theo định nghĩa, mômen (torque) đại diện cho lực tác dụng lên vật quay xung quanh một trục. Với máy vặn bu lông, khả năng quay nhanh và mạnh là tối quan trọng. Điều này sẽ quyết định liệu máy có đủ khả năng để tháo hay lắp vặn một bu-lông. Thông thường, máy vặn bu lông sẽ có hai thông số về torque: lực lắp vặn tối đa, và lực tháo vặn tối đa. Thông số thứ nhất luôn có giá trị thấp hơn. Với công việc cần độ chính xác cao, tháo vặn và lắp vặn, mỗi việc cần phải có một chiếc máy với lực vặn phù hợp. Bởi việc thiếu tiêu chuẩn khi đo lường lực vặn, một số nhà sản xuất thường đưa ra thông số cao hơn so với thực tế.

 

Free Speed – Tốc độ không tải

Thông số này cho thấy tốc độ quay của động cơ máy. Giá trị thông số càng lớn thì bu lông được vặn càng nhanh nhưng đồng thời, lực vặn tối đa sẽ bị giới hạn. Mặc dù tốc độ không tải lớn đem lại nhiều lợi ích, nhưng lực vặn tối đa vô cùng quan trọng, vậy nên khi chọn mua máy vặn bu lông, cần ưu tiên lực vặn tối đa. Nhà sản xuất cung cấp tốc độ không tải, bởi vì tốc độ trung bình mỗi máy sẽ khác nhau, tùy thuộc vào độ nặng công việc máy đang thực thi.

0903 441 888